Chó mèo uống thuốc của người có được không ? Tại sao bác sĩ thú y khuyên không nên tự mua thuốc cho thú cưng khi chúng bị bệnh ?

 


 

Chào bạn, khi bạn nuôi 1 con chó hay mèo, khi chúng có dấu hiệu bị bệnh như: ói, tiêu chảy, bỏ ăn… thì vì 1 lí do nào đó bạn tìm cách “tự chữa” cho chúng bằng cách cho chúng uống thuốc của "người", những nguyên nhân thường gặp như sau:

  • Bạn nghe hoặc xem được thông tin rằng có 1 số loại thuốc của người dùng được cho con vật -> bạn suy luận rằng tương tự: chó bị sổ mũi thì cho uống thuốc sổ mũi… (dẫn đến rất nhiều chó bị chết oan vì điều này, do 1 số thuốc cảm/sổ mũi của người mà khi mua ở nhà thuốc tây người bán cũng không biết rằng: có khả năng gây tử vong cao cho chó)
  • 1 số loại thuốc của người được 1 số bạn đã sử dụng vô tình may mắn thấy hiệu quả và đem chia sẻ rộng rãi ở cộng đồng mà cũng không có kiến thức chuyên môn về thú y. Ví dụ: thông tin công bố về loại thuốc “đặc trị cho người an toàn với vật nuôi” và luôn kèm câu khuyến cáo: tham khảo ý kiến bác sĩ thú y về liều lượng trước khi dụng -> nghe có vẻ hợp lí nhưng rất vô lí vì: để bào chế ra 1 loại thuốc sử dụng cho con vật thì các nhà bào chế thuốc phải thử nghiệm rất nhiều lần để đưa ra 1 liều lượng phù hợp với 1 đối tượng cụ thể là 1 giống chó chẳng hạn (giải thích tại sao 1 số thuốc cho vật rất đắt)  -> thuốc dùng cho người và chỉ được thử nghiệm trên người -> làm sao bác sĩ thú y có căn cứ khoa học nào mà đưa ra chỉ định liều lượng thuốc của người được ? Bên cạnh đó, đưa ra 1 tên thuốc mà không đưa ra được liều lượng về cách sử dụng an toàn thì rủi ro rất lớn khi áp dụng. Vì sao ?

Ba tình huống thường gặp: giả sử thuốc vẫn dùng cho chó mèo được nhưng:

  1. Không may: dùng quá liều hay thấp hơn liều có tác dụng -> dẫn đến tử vong
  2. May mắn ít: giảm được triệu chứng nhưng không trị tận gốc căn bệnh, bệnh ủ lại thời gian dài khi tái phát sẽ rất nặng và chi phí chữa trị bệnh nặng lâu ngày sẽ tốn kém hơn.
  3. May mắn nhiều: (khả năng xảy ra dưới 30% ): vật nuôi khỏi bệnh và chủ nuôi chia sẻ tiếp thông tin về thuốc này -> đưa con vật khác rơi vào tình huống 70% gặp nguy hiểm ( ngạc nhiên khi mang con vật đến chữa trị tại các phòng khám thú y thì khả năng chữa khỏi là trên 70% các bạn còn chê thấp mà 1 số bạn còn yêu cầu chắc chắn 100%, trong khi giải pháp khả năng sống là dưới 30% thì nhiều bạn là tự tin lựa chọn đầu tiên)

Tóm tắt và lời khuyên chân thành: nếu bạn thật sự quan tâm đến vật nuôi của mình thì bạn nên cố gắng như sau:

  • Khi thấy vật nuôi có dấu hiệu bị bệnh như ói, tiêu chảy, ho, bỏ ăn, đi đứng không vững, run…thì nếu được trong vòng 24 giờ bạn cho chúng được khám bệnh và chữa trị vì chúng không biết nói chuyện như con người nên khi có biểu hiện như vậy là cơ thể chúng bất ổn khá nhiều rồi sau 1 thời gian tự chịu đựng, tùy theo bệnh nếu để lâu hơn chúng có thể khó cứu chữa do mất nước và cơ thể suy nhược quá nhiều -> không nên để thật yếu rồi mới tìm bác sĩ thú y cứu chữa


  • Trong trường hợp bạn chấp nhận chọn giải pháp 30% cơ hội sóng sót cho thú cưng khi dùng thuốc của "người" thì khuyên bạn nên tìm hiểu các thông tin rõ ràng cụ thể: tên thuốc kèm hướng dẫn liều lượng cụ thể, nếu có triệu chứng nặng hơn thì xử lí như thế nào có tác dụng phụ không ? (nếu người đăng thông tin họ từng kiểm chứng nhiều lần thì họ sẽ nắm các thông tin này và chắc chắn họ sẽ không bao giờ dám công bố thuốc abc lúc nào cũng có hiệu quả)
  • Nên thành thật khai báo nếu bạn đã cho con vật sử dụng thuốc cho "người" với bác sĩ thú y (có nhiều trường hợp sau khi tiêm thuốc khi cấp cứu thì con vật ói và mệt hơn, 1 lúc sau mới ói ra viêm thuốc của người, lúc này chủ nuôi mới thú nhận, nếu con vật không ói ra thì người chủ đổ lỗi cho bác sĩ thú y cấp cứu không tốt). Đã lỡ cho vật nuôi uống thuốc người mà chuyển biến xấu thì nhanh chóng cho cấp cứu hoặc điều trị tích cực, nếu không sao thì đã khỏe hơn rồi bạn nhé.
  • Lưu ý quan trọng và đừng hiểu lầm bác sĩ thú y: khi chữa 1 ca mới phát bệnh mà được chữa kịp thời thì lúc nào chi phí thuốc cũng giảm đi rất nhiều lần so với nếu để đến khi con vật đã hầu như không còn khả năng cầm cự, nên để tiết kiệm tối đa chi phí chữa trị thì các chủ nuôi nên cố gắng điều trị tích cực sớm.




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chó mèo ngày ăn bao nhiêu là đủ ? Nên cho chúng ăn ngày bao nhiêu bữa để đảm bảo dinh dưỡng mà không béo phì ? Tại sao chó trưởng thành lại ăn ít đi ?